Cộng Đoàn Thánh Phêrô, Tustin

November, 2015:

Hội Legio Mariae Junior

Hội Legio Mariae Junior xin Kính mời các Phụ Huynh muốn cho các cháu tuổi từ sau khi Rước Lễ lần đầu tới 25 tuổi, gia nhập Hội để thêm lòng yêu mến Mẹ Maria, thăng tiến trên đường Đức Tin, và trở nên tương lai của Giáo Hội. Xin liên lạc với Anh Phạm Ngọc Lễ tại số 949-307-4335.

Hội Canh Tân Đặc Sủng

Hội Canh Tân Đặc Sủng vẫn có buổi cầu nguyện và chia sẻ Kinh Thánh hằng tuần vào lúc 5:00 giờ chiều ngày Chúa Nhật tại phòng họp số 1. Kính mời quý ông bà và anh chị em tham dự. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc Anh Nguyễn Thiện Tuấn tại số 714-505-2498.

Canh Tan Dac Sung R50

Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể

Mục đích: 

Những bước tiến mới mẻ trong việc canh tân Phụng Vụ kể từ sau Công Đồng Vaticanô II đã đem lại những thay đổi sâu xa trong đời sống Giáo Hội Công Giáo. Sự thay đổi này nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết trước những chuyển biến nhanh chóng và lớn lao giữa lòng xã hội cũng như Giáo Hội trong thời điểm hậu Công Đồng. Đây cũng là tiếng đáp trả cho những vấn nạn nảy sinh trước những bước tiến vượt bực trong lãnh vực khoa học kỹ thuật cũng như những dị biệt sâu  xa về ngôn ngữ, văn hóa kể cả ý niệm về tôn giáo giữa các dân tộc trên địa cầu, nói riêng các dân tộc Châu Á.

Trên một phương tiện khác, cốt lõi của chủ trương canh tân Phụng Vụ của Công Đồng Vaticanô II còn nhắm vào những mục tiêu sâu xa, cao cả và ý nghĩa hơn nhiều. Một trong những mục tiêu đó là khuyến khích và tạo phương tiện cho mọi thành phần tín hữu trong Giáo Hội tham gia tích cực vào việc cử hành các nghi thức trong Phụng Vụ, cách riêng trong Thánh Lễ.

Thật ra, không phải chờ tới Công Đồng Vaticanô II, quan niệm mới mẻ này về phương diện Phụng Vụ mới được triển khai.Trái lại, nó đã manh nha trong  lòng Giáo Hội ngay từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.Trong lời giới thiệu Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, do Đức Thánh Cha Phaolô VI ký và ban hành ngày 4-12-1963, Thánh Công Đồng Chung Vatacanô II ghi nhận rằng: “Người tiên phong trong phong trào cải tiến Phụng Vụ chính là Thánh Giáo Hoàng Piô X từng được mệnh danh là vị Giáo Hoàng của Bí Tích Thánh Thể. Trong Tự Sắc ‘Tra le sollicitudini’ ban bố ngày 22-11-1903, Ngài mong muốn giáo hữu tham gia tích cực vào các nghi lễ Phụng Vụ, là nguồn mạch thứ nhất và cần thiết để nuôi dưỡng tinh thần Kitô hữu

Từ sự kiện cho phép và khuyến khích việc dùng ngôn ngữ bản xứ trong khi cử hành Phụng Vụ tới sáng kiến mời gọi các tầng lớp giáo dân góp phần một cách tích cực, linh động và trực tiếp trong Thánh Lễ (như cùng cầu nguyện chung với những lời đối ngoại giữa Linh Mục là những Thừa Tác Viên Chức Thánh và cộng đoàn tín hữu, kèm theo những cải tiến về phương diện Thánh Ca mà giáo dân sắm vai trò chủ động), chúng ta nhận thấy Giáo Hội càng ngày càng chú tâm tới vị thế quan yếu sâu xa và mật thiết giữa họ và Linh Mục Chủ Tế trong việc tái diễn cuộc Hy Tế không đổ máu của Chúa Giêsu trên Bàn Thờ.

Tất cả những đổi thay trên đây đã bao trùm lên Thánh Lễ một nội dung mới và một tinh thần mới. Khi ấy, Cộng Đoàn Dân Chúa, từ Linh Mục, người giúp lễ, tới mọi thành phần giáo dân hiện diện không còn là những ốc đảo, những cá thể rời rạc. Những hình ảnh, màu sắc gây ấn tượng bên ngoài cùng với những cảm nhận sâu xa nơi nội tâm về mặt siêu nhiên đã liên kết mọi người thành một khối duy nhất. Toàn thể cộng đoàn cùng hòa hợp mật thiết với nhau trong nghi thức tưởng niệm cuộc vượt qua của Chúa Giêsu trên Bàn Thờ Thập Giá. Và như thế, với phương vị đồng quy từ lối kiến trúc, sắp xếp, khiến mọi người, mọi vật đều quy kết về một hướng, Bàn Thờ đã trở thành trung tâm điểm và là nguồn mạch để mọi người múc lấy ơn sủng và sức mạnh thiêng liêng.

Chính từ đấy, khi bước vào cao điểm của Thánh Lễ Tạ Ơn, mọi người cùng hân hoan tiến lên chia nhau đón nhận Mình và Máu châu báu Chúa Giêsu để phối kết trong Người và trở nên Một với Người.

Việc Thiết Lập Vai Trò Thừa Tác Viên Mình-Máu Chúa 

Trước hết, việc thiết lập vai trò Thừa Tác Viên Thánh Thể là một đáp ứng cụ thể, không thể thiếu cho những nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của Giáo Hội trong thời hậu Công đồng. Một cách nào đó, nó còn được coi là sự phục hồi những truyền thống đã có sẵn trong Giáo Hội buổi sơ khai.

Trong thời khoảng cuối thập niên 60 đầu thập niên 70, sau khi cánh cửa Công Đồng Vaticanô II rộng mở, phong trào truyền giáo được đẩy mạnh trên khắp các lục địa. Nhờ đó số tín hữu ngày một gia tăng, nhất là ở các thế giới đệ tam. Cùng lúc trình độ giáo dân cũng được nâng cao. Một phong trào suy cứu và chia sẻ cảm nghiệm qua Phúc Âm tưng bừng nở rộ khắp nơi. Qua những tài liệu mới của Công Đồng cũng như nhờ am hiểu tường tận về giáo lý và những cơ hội được học hỏi sâu rộng về Kinh Thánh, người tín hữu càng ngày càng nhận thức và thâm cảm được giá trị vô giá của Thánh Lễ Tạ Ơn, cách riêng, của Bí Tích Thánh Thể. Cũng vì thế, tại khắp các giáo phận trên hoàn vũ, con số giáo dân tham dự Thánh Lễ và đón nhận Mình-Máu Chúa Giêsu đã tăng lên gấp bội trong các Thánh Lễ Chúa Nhật, nhất là trong các ngày lễ trọng, như trong Mùa Vọng, Mùa Phục Sinh.

Sự kiện đáng mừng trên đây đã đặt ra cho Giáo Hội một nhu cầu mới cần phải cấp thời giải quyết. Đó là làm sao có đủ nhân sự để giúp các Linh Mục Chủ Tế Thánh Lễ trong việc trao ban Mình-Máu Thánh Chúa cho giáo dân? Để đáp ứng tình trạng trên đây, tùy theo nhu cầu của từng Giáo Xứ, Cộng Đoàn, qua Linh Mục bản quyền, một số giáo dân tuyển chọn đã được Đức Giám Mục mời gọi để sung vào hàng ngũ các Thừa Tác Viên Thánh Thể.                                      

Tiêu Chuẩn Tuyển Chọn Thừa Tác Viên Thánh Thể 

Cần nói ngay một điều hầu tránh những ngộ nhận tai hại. Đối với đại đa số trong cộng đồng tín hữu, những giáo dân nam cũng như nữ được tuyển chọn và chỉ định làm Thừa Tác Viên Thánh Thể trong Giáo Xứ địa phương cũng như trong các Cộng đồng, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam không hề mang ý nghĩa là tư cách, khả năng hay lòng đạo đức của các đương sự vượt trội hơn những giáo dân khác. Nói cách khác, dù được trao một sứ vụ coi là quan trọng, những anh chị em này vẫn chỉ là những giáo dân thường như mọi người. Nếu có sự khác biệt nào để có thể nhận diện thì chính là tinh thần và thái độ tôn kính, gắn bó đặc biệt với Bí Tích Thánh Thể nơi những thành phần được tuyển chọn.

Thật vậy, nếu chỉ xét riêng về các phương diện tư cách, khả năng và lòng đạo đức thì có thể nói chắc mà không sợ sai lầm rằng đại đa số tín hữu siêng năng tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ trong các ngày Chúa Nhật đều hội đủ điều kiện để được mời gọi. Chỉ có vấn đề là tùy nhu cầu, thời gian được mời gọi trước hay sau, sớm hay muộn và nhất là sự thành tâm và thái độ sẵn sằng hay không của đương sự mà thôi.

Tuy nhiên, nếu cần đưa ra một tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, chúng ta có thể đọc lại những hướng dẩn của Linh Mục Joseph M. Champlin được trích thuật kèm theo những khuyến cáo sau đây của Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Ứng viên nam nữ được chỉ định phải là những người được hướng dẫn đầy đủ về mặt giáo lý, chu toàn mọi bổn phận trong đời sống của người Kitô hữu về phương diện luân lý cũng như đức tin. Đương sự còn phải tỏ ra xứng đáng với sứ vụ trọng đại này, luôn học hỏi, đào sâu về Bí Tích Thánh Thể, làm gương sáng cho mọi tín hữu qua lối sống thánh thiện và lòng tôn kính Bí Tích cao trọng này. Tuyệt đối không chỉ định những thành phần có thể là căn cớ gây tiếng xấu trong Cộng Đoàn Dân Chúa”.

Trích dẩn trong sách Chỉ Nam Thừa Tác Vụ Mình & Máu Chúa Do Hội TTV/TT Cộng Đồng CGVN Giáo phận Orange ấn hành.    

Danh sách thành viên Ban TTV/TT:

  • Trưởng: Giuse Maria Phạm Duy Linh
  • Phó 1: Đôminicô Nguyễn Văn Tôn
  • Phó 2: Giuse Nguyễn Thanh Lâm
  • Maria Nguyễn Thị Loan
  • Đaminh Vũ văn Bằng
  • Giuse Nguyễn Văn Thành
  • Anna-Maria Ngô Thái Xuân
  • Matthew Lương Hữu Trí
  • Gioan Nguyễn Hữu Đại
  • Gioan Baotixita Trần Mạnh Hùng
  • Phêrô Lê Văn Hòa
  • Giuse Phạm Văn Từu
  • Têrêsa Ngô Kim Thúy
  • Maria Nguyễn Thanh Tùng
  • Maria Vũ Tuyết Giáng
  • Maria Phạm Hiền Mầu
  • Maria Phạm Trinh Lý
  • Đôminicô Hà Quang Tự
  • Phanxicô Xaviê Nguyễn Thanh Sơn
  • Têrêsa  Nguyễn Phương
  • Matthew Lê Tất Tạo
  • Giuse Phạm Ngọc Lễ
  • Cecilia Lê Thanh Hương
  • Giuse Phạm Đình Long
  • Giacôbê Bùi Minh Tuấn
  • Giuse Trương Đức Thành
  • Soeur Elizabeth Lê Thanh Thủy
  • Giuse Nguyễn Thiện Tuấn
  • Kathy Nguyễn
  • Micae Chu Văn Phi 

Cha xứ Gioan Baotixita Thái Quốc Bảo ban cho các Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể có tên sau đây được thi hành tác vụ TTV/TT trong Thánh Lễ dành cho giới  trẻ Cộng Đoàn. ( Thánh Lễ này được cử hành vào tuần lễ thứ hai hằng  tháng):

  • Bryant Nguyen
  • Noel Hung Nguyen
  • Dennis Nguyen
  • Kim Jenny Do
  • Hong Khanh Vu
  • Diana Vu
  • Kevin My Bui
  • Uyen Tran
  • Peter Du Bui


TTVTT

 

Ca Đoàn Thánh Cecilia

Ca đoàn St. Cecilia “Nếu Thiên Chúa cho bạn giọng hát thì hãy dùng nó để ca tụng Ngài.”

Mục đích chính của Ca đoàn St. Cecilia là nơi tạo điều kiện cho thành viên trao dồi thêm kiến thức thánh nhạc; phục vụ cộng đoàn hiệp nhật trong những lời cầu nguyện qua lời ca tiếng hát tôn vinh Chúa và các Thánh; sinh hoạt trong tinh thần bác ái và yêu thương.

Ban Trị Sự:

  • Ca trưởng:  
  • Đoàn trưởng:  Teresa Vũ Kim Tín
  • Đoàn phó:  Lê Huy
  • Thủ quỹ:  Nguyễn Thanh Tùng 

      Hiện tại ca đoàn có 32 thành viên.

Những thành qủa tốt đẹp của Ca đoàn St. Cecilia đã đạt được trong thời gian qua:

  • Ca đoàn St. Cecilia được thành lập đã ngoài 30 năm, có rất nhiều anh chị đã gắn bó với ca đoàn đã ngoài 20 năm và vẫn tiếp tục đồng hành trong công việc phụng vụ lời Chúa cùng những thân hữu trong ca đoàn để làm tròn mục đích chính của mình. Gần đây, ca đoàn đã tiếp nhận được một số anh chị ca viên mới, đó là niềm khích lệ lớn cho ca đoàn.
  • Ca đoàn đã sinh hoạt khá lâu, nhưng gần đây ban hát đáp ca và ban đàn mới được thành lập để chia xẻ nhiệm vụ trong những thánh lễ.
  • Cũng như những gia đình khác, anh chị em ca viên đều là chủ lực trong công việc ngoài xã hội, kèm theo con cái trong vị tuổi thành niên không để chúng ở nhà một mình, chúng con tạm nghĩ tập hát tối thứ Sáu, nhưng thay vào đó ca đoàn thành lập trang web đặc biệt để giúp ca viên tham khảo bài bản trước khi đến tập hát vào chiều thứ Bảy mỗi tuần.
  • Hằng năm ca đoàn cùng nhau mừng lễ bổn mạng Thánh Cecilia vào tuần thứ ba tháng 11, tuy áp lực gia đình và xã hội, nhưng ca đoàn vẫn dành trọn thời gian để thư giãn để sinh hoạt và vui chơi lành mạnh.

Những dự định của Ca đoàn St. Cecilia trong tương lại gần đây:

  • Ca đoàn St. Cecilia cần trao dồi thêm kỹ thuật về thanh nhạc cho thành viên, ca đoàn cũng muốn có thêm thành viên biết đánh đàn keyboard và những nhạc cụ phù hợp để tạo thêm sự long trọng trong các thánh lễ. Ngoài ra, ca đoàn cũng cần được hâm nóng về đạo đức và đời sống của người Ki-tô hữu qua những buổi tĩnh tâm và sự quan tâm của Cha quản xứ, thầy Sáu và ban mục vụ cộng đoàn.

Hội Legio Mariae Senior

DANH HIỆU và NGUỒN GỐC :

Legio Mariae là đoàn thể giáo dân, được Giáo Hội phê chuẩn và đặt dưới quyền chỉ huy hùng mạnh của Đức Maria Vô Nhiễm trung gian các ơn. Legio Mariae họp thành đạo quân để phục vụ trong chiến cuộc mà Giáo Hội không ngừng giao tranh với thế gian và quyền lực tội ác. Legio Mariae tổ chức theo lối Quân Đội Rôma thời xưa. Tuy nhiên, Quân Đội và võ khí của người Legio Mariae là Tràng Chuỗi MânCôi, chứ không thuộc về thế gian này. Với trên 30 triệu hội viên Hoạt Động và Tán Trợ thuộc nhiều Quốc Gia trên toàn thế giới đang dàn Quân dưới Cờ của NỮ TƯỚNG MARIA.

CHỦ ĐÍCH CỦA LEGIO MARIAE :

Là thánh hóa hội viên bằng sự cầu nguyện và dưới sự lãnh đạo của Giáo Quyền, tích cực cộng tác vào công cuộc hành động của Đức Maria và của Hội Thánh, phục vụ phần rỗi các Linh Hồn. Đem cơ hội đến cho mọi lứa tuổi để làm những công tác thiết thực trong các lãnh vực và đồng thời làm cho đời sống Đức Tin trở nên sâu xa hơn.

TINH THẦN LEGIO MARIAE :

Là chính tinh thần của Đức Maria. Hội viên Legio cố gắng rèn luyện cho được đức khiêm nhường của Đức Maria, đức vâng lời hoàn hảo, đức hiền hậu như Thiên Thần, đức hãm mình toàn diện, lòng nhẫn nhục anh dũng, tình mến Chúa vừa can đảm vừa xả thân, và nhất là bắt chước Đức Tin, một nhân đức mà chỉ có Mẹ Maria mới thực hiện hòan tòan.

NHỮNG CÔNG TÁC HỘI VIÊN LEGIO ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ VẪN TIẾP TỤC TRONG TƯƠNG LAI :

Hằng tuần mỗi sáng thứ bẩy, các hội viên ngành Hoạt Động Rước Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân trong Bệnh Viện và Viện Dưỡng lão.  Mỗi sáng Chúa Nhật Rước Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân tại tư gia. Thường xuyên thăm viếng các gia đình hội viên đau yếu.  Hướng dẫn Giáo lý cho trẻ em và Giáo lý Tân Tòng.  Cầu nguyện bảo vệ Sự Sống trước Trung Tâm phá thai.  Cộng tác phục vụ bữa ăn cho người vô gia cư. Hướng dẫn những người đã bỏ Chúa lâu năm trở về với Chúa.Watch Full Movie Online Streaming Online and Download

SINH HOẠT CỦA HỘI LEGIO MARIA :

Hằng tuần : Hội viên ngành Hoạt Động họp vào chiều thứ bẩy lúc 4:30 đến 6:00, tại phòng họp Modular #2 trong khuôn viên của Giáo Xứ.

Hằng tháng : Hội viên cả 2 ngành Hoạt Động và Tán Trợ họp chung vào chiều thứ bẩy của tuần lễ thứ tư trong tháng, cũng từ 4:30 đến 6:00 chiều.

Số hội viên ngành Hoạt Động là : 12 người.

Số hội viên ngành Tán Trợ là : 77 người. 

Tổng số hội viên là : 89 người, trong số này có 15 hội viên đang đau yếu .

Lễ Kính Bổn Mạng của Hội là ngày 31 tháng 5, lễ Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Thánh ISAVE.

 

THÀNH PHẦN UỶ VIÊN :

CHA LINH GIÁM : GIOAN BAOTIXITA THÁI QUỐC BẢO.

TRƯỞNG : MARIA PHẠM HIỀN MẦU.

PHÓ : MARIA  NGUYỄN THỊ RUM.

THƯ KÝ : MICAE CHU VĂN PHI.

THỦ QŨY : MARIA NGUYỄN THANH TÙNG.

HỘI LEGIO MARIAE XIN KÍNH MỜI VÀ MONG ĐỢI QÚI VỊ ghi danh vào Hội với chúng tôi để đoàn Quân Binh của Mẹ ngày càng thêm đông đảo, hùng mạnh, để mỗi ngày có thêm nhiều vũ khí là tràng chuỗi MânCôi dâng lên Mẹ, để Mẹ đánh tan những mưu sâu chước độc của ma quỷ hòng muốn phá huỷ các Linh Hồn và Giáo Hội, và hợp cùng với MẸ mở rộng VƯƠNG QUỐC CHÚA KYTÔ.

Xin Quí Vị liên lạc với chúng tôi:

  • Phạm Hiền Mầu (714) 542 – 7671 hoặc
  • Nguyễn Thị Rum (714) 731 – 5287

CÔNG TÁC RƯỚC MÌNH THÁNH ĐÉN CÁC BỆNH VIỆN VÀ VIỆN DƯỞNG LÃO

Picture 1  Picture 2

Picture 3  Picture 4

RƯỚC MÌNH THÁNH CHO NGƯỜI GIÀ YẾU, ĐAU BỆNH TẠI TƯ GIA

Picture 5

CHA QUẢN XỨ THÁI QUỐC BẢO VÀ BAN ĐIỀU HÀNH & CÁC ANH CHỊ NGÀNH HOẠT ĐỘNG

Picture 7

Legio Mariae

Huynh Đoàn Giáo Dân Đa-Minh

Giới Thiệu : HUYNH ÐOÀN GIÁO DÂN ÐA-MINH

I.  KHÁI NIỆM

Huynh đoàn Giáo dân Ða-Minh (tên gọi mới cuả Dòng Ba Ða-Minh) là một hiệp hội được xác định theo điều 303 của Giáo Luật như đã đề cập ở bài trên. Họ là những giáo dân khát khao nên thánh và làm việc tông đồ giữa trần thế, theo tinh thần và đoàn sủng của Dòng Ða-Minh, được các tu sĩ của Dòng hoặc các vị linh hướng thay mặt Dòng hướng dẫn.

II.  NGUỒN GỐC

Huynh đoàn Giáo dân Ða Minh có nguồn gốc xa xưa từ thế kỷ XIII. Lúc bấy giờ ở miền nam nước Pháp xuất hiện nhóm lạc giáo Cathares lôi cuốn nhiều người từ bỏ đức tin chân chính của mình. Trong khi lãnh sứ mạng hoán cải họ, Thánh Ða Minh nhận thấy nhu cầu bức thiết là cần có trong Giáo hội những người giảng thuyết để truyền bá và bảo vệ đức tin. Ngài đã xin Tòa Thánh cho thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo (O.P. = Ordo Fratrum Praedicatorum), gồm các tu sĩ, linh mục chuyên giảng thuyết. Dần dà, các giáo dân cũng cảm thấy được thu hút do các công việc tông đồ và gương sáng của các ngài và muốn được tham gia hoặc cộng tác với họ theo bậc sống mình. Từ đó Dòng Ba được hình thành đáp ứng khát vọng của những anh chị em giáo dân muốn tham gia vào sứ vụ tông dồ của Dòng qua mối giây linh hướng và thích ứng linh đạo thánh Ða Minh vào bậc sống mình.

III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Lúc đầu, mối dây liên hệ này chưa có tính cách pháp lý mà chỉ là do lòng mộ mến đạo đức của các giáo dân cư ngụ chung quanh tu viện. Nhưng từ năm 1285, khi cha Bề Trên Tổng Quyền Monio de Zamora soạn thảo và công bố bản luật “Dòng Ba Ða Minh Hãm Mình” qui định những điều luật cơ bản để đón nhận các giáo dân gia nhập Dòng, hoạt động của họ trở nên có tổ chức và ngày càng lan rộng hơn. Qua nhiều Tổng Hội, luật đó được hoàn chỉnh và ngày nay trở thành “Luật Sống/Thủ Bản Huynh Ðoàn Giáo Dân Ða Minh” do Thánh Bộ Tu sĩ và Tu hội đời phê chuẩn ngày 15-01-1987.

Qua lời tuyên hứa tuân giữ Luật Sống/Thủ Bản của Huynh đoàn, người giáo dân Ða Minh trở thành phần tử thực thụ của Dòng Thuyết Giáo, được hiệp thông những ân huệ thiêng liêng của Dòng, được chia sẻ sứ vụ tông đồ, và nhất là tham dự vào đoàn sủng của Dòng ở bậc giáo dân. Ðặc tính thông thoáng của Luật Sống/Thủ Bản của Huynh đoàn là gây ý thức và mời gọi các phần tử chu toàn nghĩa vụ của mình không phải như tôi tớ mang ách lề luật, nhưng như con cái được sủng ái. Vì vậy, những điều lỗi kỷ luật tự nó không thành tội (Tuyên cáo chung của Luật Chung 1987). 

IV.  HUYNH ÐOÀN GIÁO DÂN ÐA MINH NGÀY NAY

Thánh Công đồng Vaticanô II đã làm rõ nét địa vị và phẩm giá của người giáo dân trong thành phần Dân Chúa. Qua bí tích Rửa Tội, người giáo dân được tháp nhập vào chức vụ của Chúa Kitô dược tham gia vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Ngài. Bởi đó, ngưới giáo dân có bổn phận tham gia vào sứ vụ căn bản của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng. Chính đặc tính truyền giáo và loan báo Tin Mừng này đang làm cho kế hoạch tông đồ của thánh Ða Minh khi lập Dòng trở thành sứ vụ tông đồ hiện tại và mãi mãi về sau. Toàn thể gia đình Ða Minh trong đó có Huynh đoàn giáo dân có nhiệm vụ thực hiện sứ vụ đó giữa lòng thế giới hôm nay.

Chính nơi Huynh đoàn Ða Minh mà người giáo dân sống thánh giữa đời và thánh hóa trần gian bằng chứng tá tập thể ngay tại địa phương nhất là môi trường giáo xứ, cộng đoàn.

Nhìn về quá khứ và lần theo chiều dài lịch sử, Huynh đoàn có bề dày truyền thống, có gia sản thiêng liêng và kinh nghiệm tông đồ thật phong phú. Huynh đoàn đã đóng góp cho Giáo hội nhiều vị thánh như Catharina Sienna, Louis M. Grignion de Montfort, Rosa Lima … Trong thế kỷ XX cũng có các chân phước Bartolomeo Longo (1841-1926) và Phêrô Giorgio Frassati (1901-1925). Ngay tại Việt Nam, trong số 117 vị thánh tử đạo, Dòng Đa Minh cũng có sự góp mặt của 41 vị gồm giáo dân, thầy giảng, Giám mục, linh mục, kể cả linh mục triều tham gia Dòng Ba Ða Minh. Ngoài ra còn có rất nhiều các cán bộ tông đồ truyền giáo.

Theo niên giám của Tỉnh Dòng Ða Minh tại Việt Nam, Huynh đoàn Giáo dân Ða Minh đang phát triển mạnh mẽ trên ba miền đất nước. Tổng số đoàn viên hiện nay là trên 100,000 trong 13 giáo phận : Bắc Ninh, Bùi Chu, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Hóa, Buôn Ma Thuột-Kontum, Ðà Lạt-Phan Thiết, Xuân Lộc, Thành phố Saigon, Phú Cường, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên.

Sở dĩ có sự tiến triển này là nhờ sự quan tâm đặc biệt của các Ðấng Bản quyền, nhất là sự gầy dựng và nuôi dưỡng của các cha xứ linh hướng. Do được trang bị tinh thần tông đồ hăng say, các đoàn viên đã hoặc đang tình nguyện tham gia vào các lãnh vực sinh hoạt của giáo xứ như ban Hành Giáo, Ban Ðiều Hành các đoàn thể, Ca đoàn, Giáo lý viên, Hội Chăm Sóc Bệnh Nhân.. và tích cực hoạt động trong các công tác truyền giáo, bác ái-xã hội.

Vì thế, nếu được hướng dẫn và huấn luyện đúng mức, các anh chị em giáo dân Ða Minh sẽ góp phần đáng kể làm nên sự thánh thiện cũng như thực thi sứ vụ tông đồ truyền giáo của Giáo Hội nói chung và ngay tại mỗi địa phương nói riêng.

* Tại Hoa Kỳ và Canada hiện đã có 4 Liên Huynh Đaminh Việt Nam, gồm có 35 Huynh Đoàn Giáo Dân Đaminh, với con số khoảng 1,500 đoàn viên.

DANH SÁCH BAN PHỤC VỤ – Nhiệm Kỳ: từ Tháng 6/2015 đến tháng 6/2018                                                                                 

  • Huynh Ðoàn Trưởng              Maria Vũ Tuyết Giáng                       (714) 731-4603
  • Huynh Ðoàn Phó                    Maria Hoàng Thị Loan                       (714) 730-5547
  • Thư Ký                                    Anna Nguyễn Thị Ngoan                    (714) 744-1942
  • Thủ Quỹ                                  Maria Nguyễn Thị Tú                          (714) 731-1468
  • Huấn Ðức                               Ða-Minh Nguyễn Văn Nhàn              (714) 542-7671
  • Tông Đồ & Bác Ái         Maria Nguyễn Thị Kim Xuân            (714) 730-1663

Thánh Quan Thầy : Thánh Tử Ðạo Tôma Nguyễn Văn Ðệ

Huynh Đoàn Đaminh thuộc Cộng Đoàn Thánh Phêrô, Tustin, được thành lập năm 1982.

Tổng số đoàn viên hiện đang sinh hoạt : 20 

  • Đoàn viên chưa Mặc Áo Dòng : 1
  • Đoàn viên Tuyên Hứa Tạm lần 1 : 2
  • Đoàn viên Tuyên Hứa Tạm lần 2 : 1
  • Đoàn viên Tuyễn Hứa Vĩnh Viễn : 16
  • Đoàn Viên Thân Hữu : 4

 

Huynh Doan Giao Dan Da-Minh

 

Trường Việt Ngữ Tustin

Thân chào quí vị viếng thăm Trường Việt Ngữ Tustin thuộc Cộng Đoàn Thánh Phêrô.  Trường được thành lập ngày 15 tháng 9 năm 1993, dưới sự sáng lập của thầy Hiệu Trưởng Trần Minh Khắc với mục đích bảo tồn văn hóa và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam biết quí trọng giòng giống Việt dựa trên câu châm ngôn: “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”. Trường Việt Ngữ Tustin được chia ra từ cấp Vỡ Lòng đến cấp 7. Trường sinh hoạt vào mỗi chiều thứ Bẩy từ 2:30 chiều đến 4:00 chiều từ tháng 9 đến tháng 5.Watch Full Movie Online Streaming Online and Download

Là một Trường Công Giáo hợp với Ban Giáo Lý và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cùng với đội ngũ giáo viên thiện nguyện hăng say trong lý tưởng phục vụ và được sự yểm trợ đắc lực của quí phụ huynh. Trường Việt Ngữ Tustin đang cố gắng không ngừng nâng cao sự giảng dạy cho các em học hỏi và đàm thoại bằng tiếng Việt để các em trở thành những học sinh hữu dụng cho thế hệ tiếp nối và giúp ích cho Cộng Đồng Việt Nam. Ngoài ra quí thầy cô còn hướng dẫn cho các em hiểu biết thêm về lịch sử, truyền thống và phong tục đó là những tinh hoa tốt đẹp để các em hãnh diện mình là người Việt Nam.

Xin chân thành cám ơn sự hy sinh của quí thầy cô, quí vị phụ huynh và các em học sinh đã không ngừng góp công sức để tạo cho ngôi Trường Việt Ngữ Tustin mỗi ngày được thăng tiến trong công việc giáo dục và bảo tồn văn hóa Việt. Kính mời quí vị có dịp đến tham quan và muốn biết thêm chi tiết về Trường Việt Ngữ Tustin, xin liên lạc cô Khưu Thị Cẩm Hồng qua địa chỉ:  1301 SYCAMORE AVENUE, TUSTIN, CA 92780  Email: tvntustin@gmail.com

Ban Điều Hành

  • Hiệu Trưởng: Cô Khưu Thị Cẩm Hồng
  • Phó Hiệu Trưởng Nội Vụ: Trần N. Mộng Liên
  • Phó Hiệu Trưởng Ngoại Vụ: Hứa Trần Kim
  • Giám Học: Thầy Nguyễn X. Khanh
  • Thư Ký: Cô Trần Quỳnh Tiên
  • Thủ Quỹ & Ẩm Thực: Cô Phạm Thanh Vân

Để biết thêm chi tiết, xin quý vị ghé thăm trang nhà Trường Việt Ngữ Tustin http://tvntustin.org